Theo công văn số: 1374/BHXH-BT ngày 16/4/2012 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam quy định: Mức lương đóng bảo hiểm xã hội .
“ Theo quy định tại khoản 2, điều 94 Luật BHXH đối với người lao động đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH là mức tiền lương, tiền công ghi trong hợp đồng lao động. Theo quy định của Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn thi hành thì tiền lương và các khoản phụ cấp lương là hai khoản khác nhau.
- Tiền lương hàng tháng đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN, KPCĐ: Là tiền lương ghi trong HĐLĐ.
- Từ ngày 01/01/2016, tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương và phụ cấp lương theo quy định của pháp luật lao động.
- Từ ngày 01/01/2018 trở đi, tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật lao động.
Xem chi tiết: Mức lương và các khoản phụ cấp lương phải đóng bảo hiểm xã hội
a. Mức tiền lương đóng tổi thiểu:
- Mức tiền lương tháng đóng BHXH không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng.
- Người lao động đã qua học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp dạy nghề) thì tiền lương đóng BHXH bắt buộc phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng, nếu làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì cộng thêm 5%.
Xem chi tiết: Mức lương tối thiều vùng mới nhất
Người lao động đồng thời có từ 02 HĐLĐ trở lên với nhiều đơn vị khác nhau thì đóng BHXH, BHTN theo HĐLĐ giao kết đầu tiên, đóng BHYT theo HĐLĐ có mức tiền lương cao nhất.
b. Mức tiền lương đóng tối đa:
- Mức tiền lương tháng đóng BHXH, BHYT bắt buộc tối đa bằng 20 tháng lương cơ sở.
- Mức tiền lương tháng đóng BHTN tối đa bằng 20 tháng lương tối thiểu vùng.
Từ ngày 1/5/2016 mức lương cơ sở là: 1.210.000 đồng theo Nghị quyết 99/2015/QH13 ngày 11/11/2015 của Quốc hội. (hiện tại là 1.1.50.000 đồng)
Xem chi tiết: Tỷ lệ trích các khoản theo lương