Theo quy định tại thông tư số: 39/2014/TT-BTC: Thì khi lập hóa đơn hàng bán trả lại thì trên hoá đơn phải ghi rõ: Hàng hoá trả lại người bán do không đúng qui cách, chất lượng, tiền thuế gtgt.
Ví dụ 6: Tháng 05/2015 Công ty A xuất hóa đơn bán hàng cho Công ty B với tổng giá trị hàng hóa bán ra là 100 triệu đồng, thuế gtgt đầu ra 10 triệu đồng. Công ty A và Công ty B đã thực hiện kê khai hóa đơn này theo quy định. Tháng 07/2015, Công ty B phát hiện hàng hóa đã giao không đúng quy cách, chất lượng.
Trường hợp Công ty B trả lại toàn bộ hàng hoá: Công ty B xuất hóa đơn trả lại hàng cho Công ty A với giá trị hàng hóa trả lại là 100 triệu đồng, thuế gtgt là 10 triệu đồng. Căn cứ hóa đơn trả lại hàng, Công ty A điều chỉnh giảm doanh số bán và thuế gtgt đầu ra, Công ty B điều chỉnh giảm doanh số mua và thuế gtgt đầu vào tại kỳ tính thuế tháng 07/2015 (nếu còn trong thời hạn khai thuế) hoặc tháng 08/2015.
Trường hợp hai bên thống nhất điều chỉnh giảm giá bán: Công ty A xuất hóa đơn điều chỉnh giảm giá trị hàng hóa và thuế gtgt theo quy định. Căn cứ hóa đơn điều chỉnh, Công ty A điều chỉnh giảm doanh số bán và thuế gtgt đầu ra, Công ty B điều chỉnh giảm doanh số mua và thuế gtgt đầu vào tại kỳ tính thuế tháng 07/2015 (nếu còn trong thời hạn khai thuế) hoặc tháng 08/2015.
Như vậy: Thì hóa đơn hàng bán trả lại như 1 hóa đơn bình thường, chỉ khác 1 điều là:
- Bên bán “bên bị trả” sẽ kê khai hóa đơn đó vào bảng kê mua vào PL01-2 GTGT.
- Bên mua “bên trả lại hàng” sẽ kê vào bảng kê bán ra PL01-1 GTGT.
- Và sẽ kê vào tháng hoặc quý phát sinh hóa đơn hàng bán trả lại.
Chú ý: Không được kê khai âm vào bảng kê (đối với hóa đơn hàng bán trả lại)
Xem chi tiết: Cách hạch toán hàng bán bị trả lại