Hướng dẫn cách hạch toán trích khấu hao TSCĐ , cách hạch toán ghi tăng TSCĐ
Khi mua TSCĐ về ghi tăng TSCĐ lên:
1. Ghi tăng TSCĐ:
- Khi mua TSCĐ:
Nợ TK 2111 (Nguyên giá không bao gồm thuế gtgt)
Nợ TK 1332 Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 1121/ TK 331
- Trường hợp nhận vốn góp hoặc nhận vốn cấp bằng TSCĐ:
Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình
Có TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh
Xem chi tiết: Cách tính khấu hao tài sản cố định
2. Hạch toán khoản trích khấu hao TSCĐ hàng tháng:
- Đến cuối kỳ (cuối tháng) kế toán tiến hành hạch toán khoản Chi phí trích khấu hao TSCĐ trong tháng đó, theo từng Bộ phận sử dụng nhé:
Nợ TK 154 – Bộ phận sản xuất (theo thông tư số: 133/2016/TT-BTC)
Nợ TK 6421 – Bộ phận Bán hàng (theo quyết định số: 133/2016/TT-BTC)
Nợ TK 6422 – Bộ phận Quản lý (theo quyết định số: 133/2016/TT-BTC)
Nợ TK 623 – Chi phí sử dụng máy thi công (theo thông tư số: 200/2014/TT-BTC)
Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung (theo thông tư số: 200/2014/TT-BTC)
Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng (theo thông tư số: 200/2014/TT-BTC)
Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (theo thông tư số: 200/2014/TT-BTC)
Có TK 2141 – Hao mòn Tài sản cố định Hữu hình
3. Hạch toán ghi giảm TSCĐ: (khi bán TSCĐ phải tăng thu nhập và giảm TSCĐ)
a. Hạch toán tăng thu nhập từ việc bán TSCĐ:
Nợ TK 111, 112, 131 (Tổng trị giá thanh toán)
Có TK 711 - Thu nhập khác (giá bán chưa có thuế gtgt).
Có TK 3331 - Thuế gtgt phải nộp (nếu DN bạn kê khai theo phương pháp khấu trừ)
b. Hạch toán giảm TSCĐ:
Nợ TK 214: Giá trị đã hao mòn
Nợ TK 811: Giá trị còn lại
Có TK 211: Nguyên giá của TSCĐ